Trứng ngỗng và những công dụng liệu có như được đồn thổi?

Trứng ngỗng có kích thước lớn gấp nhiều lần trứng gà và trứng vịt, đồng thời cũng không phổ biến nên trước nay vẫn luôn được trân quý. Người người đồn nó là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, chỉ phụ nữ mang thai mới được ưu tiên sử dụng, với quan niệm rằng những người phụ nữ này sẽ sinh ra em bé trắng trẻo mập mạp. 

Vậy xét trên khoa học, liệu rằng tác dụng của nó có được như đồn đại trước nay hay không? Bạn hãy đọc thông tin bên dưới để nắm bắt cụ thể nhé.

Trứng ngỗng – thành phần dinh dưỡng và tác dụng

Trứng ngỗng là loại trứng do con ngỗng mái đẻ ra sau khi đã đến tuổi trưởng thành. Hàm lượng dinh dưỡng bên trong nó rất cao đầy đủ dưỡng chất tốt cho cơ thể nên ngày càng được nhiều người tin tưởng sử dụng đặc biệt là các mẹ bầu. 

Một quả trứng ngỗng 100 gram có các thành phần dinh dưỡng chính như là: 14,2 gr lipid, 13 gram protein, 360 mcg vitamin A, 210 mg phosphor, 71 mg calxi, 3,2 mg sắt, cùng một số vitamin khác. Trứng ngỗng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta, tốt cho hệ miễn dịch, làn da và tóc, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cụ thể các tác dụng đó là:

  • Đối với hệ miễn dịch con người: Trong trứng ngỗng có chứa lượng vitamin tương đối lớn, vì thế giúp bổ sung sức khỏe và gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, đồng thời các vitamin này cũng giúp cho não bộ con người hoạt động trơn tru, nhanh nhạy vì đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết.
  • Giúp ích cho làn da và mái tóc, giúp da đẹp hơn và tóc mượt hơn. Bởi nguồn protein khá dồi dào trong đây tăng khả năng chuyển hóa và tái tạo collagen của cơ thể. 
  • Bổ sung protein có lợi cho cơ thể con người, đặc biệt những người yếu cần tăng cường sức khỏe, người tập thể thao, tập gym tiêu tốn nhiều năng lượng mỗi ngày.
  • Tuần hoàn thúc đẩy việc tạo nên các sắc tố hồng cầu, gia tăng lượng máu trong cơ thể, tránh việc bị thiếu hụt lượng máu gây nên các hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu. Tác dụng của các loại trứng nói chung và trứng ngỗng nói riêng cũng giúp cho chúng ta phòng tránh bệnh loãng xương nữa.
Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng không cao như tưởng tượng
Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng không cao như tưởng tượng

So sánh dinh dưỡng trong trứng ngỗng và trứng gà

Trứng ngỗng thông thường sẽ có kích thước và trọng lượng gấp khoảng 4 lần so với một quả trứng gà, vậy liệu rằng hàm lượng dinh dưỡng của nó có nhiều hơn như vậy hay không? 

Thực tế đem lên bàn cân so sánh với cùng trọng lượng quy đổi thì các nghiên cứu chỉ ra rõ ràng trứng gà có giá trị dinh dưỡng vượt trội hơn hẳn, đã thế trứng ngỗng lại còn có hàm lượng lipid cao hơn, các vitamin và khoáng chất thì lại kém hơn trứng gà. Bởi thế, theo khoa học, khi mà các chất đều có thể phân định và đong đếm được thì những nhận định trong dân gian dường như không còn chính xác nữa.

Trước đây người ta thường nuôi ngỗng để lấy thịt chứ ít khi để đẻ trứng bán (vì thịt của nó bán sẽ lãi hơn). Bởi thế nên trứng ngỗng rất hiếm và được cho là rất quý, người bình thường không có mà ăn, chỉ những bà bầu cần tẩm bổ mới được thưởng thức loại trứng này. Chỉ về sau khi mà khoa học kỹ thuật hiện đại, các nghiên cứu trực quan được đưa ra mới dần dần thay đổi quan niệm nay của mọi người.

Trứng gà được chứng minh có các vitamin và khoáng chất cao hơn hẳn
Trứng gà được chứng minh có các vitamin và khoáng chất cao hơn hẳn

Bà bầu ăn trứng ngỗng nên hay không nên?

So với trứng gà, người ta chứng minh được rằng trứng ngỗng có trong nó hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn hẳn xét trên nhiều vi lượng. Mặt khác thì cholesterol và lipid trong trứng ngỗng lại nhiều hơn, tức là ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bà bầu lẫn thai nhi, đồng thời gây hại cho hệ tim mạch. Sử dụng quá thường xuyên có thể gây nên những nguy cơ thừa cân, béo phì, huyết áp cao hoặc tiểu đường, lipid máu ở thai phụ…

Mặc dù có nhiều nghiên cứu chứng minh quan niệm xa xưa không hoàn toàn chính xác, thế nhưng trứng ngỗng vẫn được coi là một thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn mang thai của phụ nữ. Trứng gà được khuyên dùng hàng đầu, nhưng thỉnh thoảng bà bầu vẫn có thể đổi bữa chống ngán bằng cách ăn trứng ngỗng. Có nhiều cách chế biến khác nhau như là luộc, hoặc rán, hoặc ăn kèm rau thơm cho đa dạng khẩu vị.

Tuy nhiên việc ăn trứng ngỗng chỉ nên duy trì thỉnh thoảng, với lượng nhỏ chứ không nên lạm dụng quá thường xuyên, sẽ đem đến những tác hại không mong muốn, ảnh hưởng cả mẹ bầu và em bé (nguy cơ béo phì ở mẹ, khó sinh, ảnh hưởng đường dưỡng chất và hô hấp của em bé trong bụng mẹ…). Bất kể món gì cũng vậy, duy trì mức vừa phải và hợp lý mới có thể đạt đến lợi ích dinh dưỡng như mong muốn được. 

Bà bầu nên duy trì ăn trứng vừa phải, cân đối với các dưỡng chất khác
Bà bầu nên duy trì ăn trứng vừa phải, cân đối với các dưỡng chất khác

Lưu ý đối với mẹ bầu trong quá trình dinh dưỡng thai kỳ

Thời xa xưa người ta quan niệm rằng khi phụ nữ mang thai là đèo thêm một cơ thể trong mình, vì thế lượng thức ăn, dinh dưỡng hấp thụ vào phải tăng gấp đôi bình thường thì mới có thể đủ nuôi em bé, cho ra đời một em bé khỏe mạnh, thông minh. Quan niệm này còn phổ biến đến cả ngày nay, người lớn trong gia đình luôn luôn tâm niệm, khuyến khích, thậm chí là ép buộc các mẹ bầu ăn uống thật nhiều để có sức khỏe.

Thực tế thì với việc nạp vào vô độ như vậy, không ít các mẹ bầu đối mặt với tình trạng béo phì, thừa cân nhiều. Nặng hơn là các tình trạng biểu hiện thành bệnh lý như là tăng cao lượng đường trong máu, mỡ máu, tăng huyết áp, tăng nhịp tim… 

Tình trạng này gây nguy hiểm cho cả người mẹ và em bé trong bụng. Khoa học hiện đại đưa ra những lưu ý trong dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai như sau:

Cần phải kiểm soát lượng dinh dưỡng nạp vào hàng ngày

Qua tính toán khoa học có thể biết được cụ thể một ngày, người mẹ đang mang thai cần nạp vào cơ thể lượng dinh dưỡng như thế nào. Qua khám thai kỳ theo từng giai đoạn, người mẹ có thể có được những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý từ các chuyên gia. Không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng , đặc biệt là nên tránh xa những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, quá giàu đạm. 

Tùy thuộc vào thể trạng từng người mà lượng dinh dưỡng cần phải đưa vào cơ thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên cần loại bỏ ngay suy nghĩ ăn càng nhiều càng tốt.

Trứng ngỗng và thực phẩm bổ sung nên đa dạng và cân bằng 

Thực đơn cho mẹ mang thai nên được thay đổi đa dạng để bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng, tránh thiếu hụt các chất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt nên ưu tiên những đồ ăn có tính thanh mát, dồi dào dưỡng chất, tránh xa những món khó tiêu và giàu chất béo như trứng ngỗng. Chỉ nên duy trì ở mức vừa phải, hợp lý chứ không được lạm dụng.

Mẹ bầu nên cân đối đầy đủ các dinh dưỡng
Mẹ bầu nên cân đối đầy đủ các dinh dưỡng

Ăn trứng ngỗng nhiều thật sự không tốt như lời đồn

Thực tế thì trứng ngỗng hiếm thật, nhưng không phải là quý, so ra giá trị còn không bằng trứng của những loại gia cầm khác, điển hình là giá trị dinh dưỡng của nó kém hẳn khi so với trứng gà. Nhầm tưởng này cần được loại bỏ ngay để nâng cao sức khỏe và cân bằng dinh dưỡng cho các mẹ bầu hiện nay. 

Các vitamin và các khoáng chất vi lượng trong trứng gà rõ ràng dồi dào và đầy đủ hơn nhiều, vì thế nó cũng giúp ích hơn cho mẹ bầu và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho thai nhi. Hiện nay, các nghiên cứu khoa học cũng chưa từng có công trình nghiên cứu nào cho thấy tác dụng của trứng ngỗng trong việc phát triển sự thông minh và trí tuệ cho thai nhi. 

Vấn đề giới tính thai nhi cũng được chứng minh dựa vào nhiễm sắc thể trong cơ thể bố mẹ chứ không hề phụ thuộc vào việc ăn trứng ngỗng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần tránh ăn mà chỉ hạn chế vì ăn nhiều sẽ làm tăng lipid và mỡ máu, không tốt cho quá trình chuyển hóa dưỡng chất và dinh dưỡng thai nhi. Trên thực tế thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp béo phì ở phụ nữ mang thai do lạm dụng việc bổ sung trứng ngỗng.

Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị khác nhau và cần được bổ sung đầy đủ, cân bằng mới có thể giúp ích cho sự phát triển thể chất và trí tuệ thai nhi từ trong bụng mẹ. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên đi khám định kỳ để được kiểm tra thường xuyên và tư vấn dinh dưỡng hợp lý.

Cách chọn trứng ngỗng đảm bảo tốt chất lượng

Nếu như có thể chắc chắn được nguồn gốc xuất xứ, thì tốt nhất nên chọn lựa những quả trứng mới sẽ tốt hơn. Lúc này, hàm lượng dinh dưỡng trong quả trứng ngỗng được bảo đảm trọn vẹn, không bị hao hụt qua quá trình cất trữ. Nếu như không phải trứng của nhà thì cũng có nhiều cách thức để lựa chọn ra được quả trứng chất lượng.

Bạn chỉ cần dùng tay nắm lấy cả quả trứng chỉ để hở duy nhất hai đầu trứng ra ngoài, sau đó soi dưới ánh sáng để nhìn từ đầu này sang đầu kia. Nếu như khi soi dưới ánh sáng mà thấy rằng quả trứng có màu hồng, còn trong suốt với một chấm nhỏ có túi khí bao quanh có nghĩa đây là một quả trứng chất lượng, không bị bỏng bị lỗi.

Bà bầu được khuyên rằng trong cả giai đoạn mang thai chỉ nên ăn khoảng từ 2 đến 3 quả trứng ngỗng mà thôi, ăn nhiều quá sẽ không tốt. Chế biến có thể thay đổi đa dạng, bởi trong quá trình mang thai phải bổ sung nhiều dinh dưỡng, ăn uống tăng khẩu phần nên thay đổi để khiến mẹ bầu không bị ngán.

Hoặc có cách khác để kiểm tra trứng đó là thả vào nước muối. Pha loãng nước muối chỉ khoảng nồng độ 10%, sau đó thả quả trứng ngỗng vào trong. Nếu như bạn thấy rằng quả trứng đó chìm xuống đáy thì là trứng tốt, mới đẻ. Trứng nổi lơ lửng là đã đẻ được khoảng 3 đến 5 ngày, còn nổi hẳn trên mặt tức là trứng đã đẻ trên 5 ngày rồi.

Nên ăn trứng mới đẻ sẽ tốt hơn cho phụ nữ mang thai
Nên ăn trứng mới đẻ sẽ tốt hơn cho phụ nữ mang thai

Kết luận

Như vậy là toàn bộ kiến thức liên quan đến dinh dưỡng mẹ bầu có nên ăn nhiều trứng ngỗng hay không đã được đưa đến đầy đủ cho bạn đọc. Với việc áp dụng chuẩn kiến thức khoa học sẽ giúp cho thai kỳ của mẹ bầu được thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Bạn hãy thường xuyên ghé theo dõi kênh để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé.

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất