Dâu tằm và những công dụng tuyệt vời trong cuộc sống

Cây dâu tằm từ lâu đã gắn bó với người Việt bởi đem lại vô vàn những lợi ích nổi bật, tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng riêng. Lá của cây giúp cho việc nuôi tơ và dệt lụa được thuận tiện hơn còn thân, rễ cây đều ứng dụng làm thuốc chữa bệnh. Thậm chí ở hiện tại con người còn tìm thấy rất nhiều tác dụng phong phú khác của cây này.

Thông tin loại cây dâu tằm

Dâu tằm là một cây thuộc họ dâu được trồng khá phổ biến ở nước ta, nhắc đến cái tên này thì bất cứ ai cũng biết tới. Mỗi vùng miền khác nhau lại có tên gọi cây này hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau: dâu cang (H`mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao), tầm tang. 

Tên tiếng Trung của cây này chính là 桑, còn tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff, theo những thông tin khoa học mà chúng tôi tìm hiểu được thì chúng thuộc họ dâu tằm Moraceae. Chính vì thế người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng không hề cảm thấy xa lạ với giống cây này mà ngược lại cực quen thuộc. Thậm chí dâu tằm còn có mặt ở sân vườn của rất nhiều hộ gia đình, cho thấy độ phổ biến đặc biệt.

Tên thường gọi của giống cây dâu tằm chính là cây dâu
Tên thường gọi của giống cây dâu tằm chính là cây dâu

Mô tả chi tiết vẻ ngoài của cây dâu tằm

Đặc điểm thực vật của cây dâu tắm là cây thân gỗ, cao 2 đến 3 m, lá cây mọc so le, hình bầu dục, nguyên hay chia 3 thùy, có lá kèm theo, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống lá hơi tròn, một số lá lại hơi bằng, mép có răng cưa to nên vô cùng dễ nhận biết. Từ cuống lá tỏa ra 3 đường gân rõ rệt, đặc biệt hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3).

Đặc biệt hoa cái của cây dâu tằm cũng mọc thành bông hay thành khối mang hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong những lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, hoàn hoàn có thể ăn được,, ngoài ra bạn cũng có thể dùng để dùng làm thuốc hay ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt. Thế mới nói bất cứ một bộ phận nào của cây này cũng mang lại lợi ích cho con người. 

Phân loại chi tiết cho thấy chi của dâu tắm Morus L. có sự biến hóa khá phức tạp và vẫn đang nhận về rất nhiều tranh cãi khác nhau. Trên thực tế đã có khoảng  150 loài đã được đặt tên nhưng thực tế chỉ có 10 – 16 loài nhận được sự chấp thuận một cách rộng rãi. Cây tại Việt Nam được gọi đơn giản là cây dâu, hay cây dâu trắng, chúng cùng chi với nhau. 

Thành phần hóa học bên trong của dâu tằm

Loại cây dâu tằm vô cùng đặc biệt vì tất cả những bộ phận trên cây đều có những nhiệm vụ riêng, mang lại vô vàn lợi ích cho con người. Rất nhiều bạn không thực sự hiểu biết về các thành phần hòa họa ở bên trong cây. Đây chính là thông tin vô cùng quan trọng để bạn biết được nên ứng dụng loại cây này cụ thể như thế nào? Sau đây là chi tiết các thành phần hoá học bên trong từng bộ phận của cây: 

  • Lá của cây dâu tằm chứa ít tinh dầu, protein, carbohydrate, flavonoid, sterol (inokosteron, β-ecdysterone), vitamin (vitamin B, C, D, caroten), các dẫn chất coumarin (umbelliferone, scopoletin, scopolin), và rất nhiều thành phần khác (morocetin, trigonellin, a-, b- hexenal, chất cao su, tanin,…).
  • Cành của cây dâu chứa chất flavonoid, morin, dihydromorin, mulberin, mulberronchromen, dihydrokaempferol, cyclomulberrin, cyclomulberrochromen, ngoài ra trong cành dâu còn có thêm tetra hydroxy benzophenone, maclaurin.
  • Vỏ rễ của cây dâu chứa những dưỡng chất vô cùng đặc biệt như flavonoid, mulberin, cyclomulberrin, mulberronchromen, cyclomulberrochromen… vỏ rễ còn chứa thêm những chất khác như acid hữu cơ, tanin, pectin.
  • Quả dâu cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn, cụ thể là chứa đường (glucose và fructose), acid malic cùng với acid succinic, protein, tanin, vitamin C, caroten.
Thành phần hóa học bên trong của dâu tằm
Thành phần hóa học bên trong của dâu tằm

Tác dụng dược lý của dâu tằm như thế nào?

Giống cây này mang đến cho người dùng rất nhiều lợi ích nổi bật, đây là điều không cần phải bàn cãi. Bên cạnh dâu tằm còn sở hữu những tác dụng dược lý vô cùng nổi bật, cụ thể như sau: 

Tác dụng theo y học cổ truyền

Xét trên khía cạnh Đông y thì lá của cây dâu tằm có vị đắng, ngọt, tính hàn, vào hai kinh can đồng thời phế. Với đặc điểm này phần lá của cây dâu có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, ngoài ra còn giúp lương huyết, sáng mắt rất tốt. Trong đó vỏ rễ dâu sở hữu vị ngọt, hơi đắng, tính mát, vào kinh phế. Nhờ thế vỏ rễ cây có có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thủng, hạ suyễn, giảm ho, trừ đờm,tiêu sưng.

Cành dâu tằm mang vị đắng nhạt, tính bình, vào kinh can nên sở hữu tác dụng trừ phong thấp, lợi khớp, hạ nhiệt, thông kinh lạc, tiêu viêm, giảm đau. Quả dâu như chúng ta đã biết mang vị ngọt và hơi chua, ngoài ra còn có tính mát, vào kinh can và thận. Nhờ thế quả dâu có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, trừ phong, dùng chữa bệnh tiêu khát, loa lịch, mắt có màng, ù tai, huyết hư, tiện bí.

Tác dụng theo y học hiện đại

Bên cạnh tác dụng về mặt y học cổ truyền thì giống cây này cũng có những tác dụng theo y học hiện đại. Một số công dụng về dâu tằm cần biết như sau: 

Ức chế các vi khuẩn

Cao nước và cao kiềm của lá và thân cây dâu tằm có khả năng ức chế những vi khuẩn gram dương và các men. Trong đó cao chiết với methanol sở hữu tác dụng giảm đi sự phát triển của những chủng vi khuẩn đặc biệt. Có thể kể tên như sau: Klebsiella pneumonia, Staphylococccus aureus, Candida albicans, Mycobacterium phlei.

Hạ huyết áp, an thần

Lá và vỏ rễ trong của dâu tằm có khả năng hạ đường huyết đồng thời bị đối kháng bởi những atropin. Điều này giúp cho người sử dụng được giãn mạch, an thần nhẹ, tuy không tác dụng nhanh nhưng lại đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chế phẩm Passerynum thường sẽ bao gồm lá Dâu, Lạc tiên, Vông nem, lá Sen, Thảo quyết minh, hạt Tơ hồng, hạt Keo đậu, củ Sâm đại hành.

Vỏ rễ của cây dâu tằm cũng có tác dụng tương tự acetylcholin với khả năng hạ huyết áp, giãn mạch ngoại biên đồng thời ức chế tim ếch cô lập, co nội mạch tạng,… Các hoạt chất tinh khiết và đặc biệt như moracenin A, B, D được chiết xuất từ rễ cây còn có tác dụng chống tăng huyết áp ở động vật, nhất là thỏ. 

Hạ đường huyết nhanh

Cao chiết với methanol cùng nước từ vỏ rễ dâu tằm có khả năng hạ đường huyết vô cùng nhanh chóng, nhờ thế chúng được dùng cho chuột nhắt. Chất moran A được phân đoạn từ cao chiết đã thể hiện tác dụng một cách mạnh mẽ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn còn phải nghiên cứu liên tục để có thể áp dụng lên cơ thể người.

Tác dụng dược lý của dâu tằm
Tác dụng dược lý của dâu tằm

Công dụng và liều dùng dâu tằm phù hợp

Dâu tằm nếu được dùng kết hợp với những loại thảo dược khác sẽ mang đến công dụng vô cùng bất ngờ. Sau đây là một số công dụng và liều dùng dâu phù hợp cho bạn tiện tham khảo: 

Chữa khóe mắt mộng thịt che 

Lá dâu, Cỏ mực lấy tỉ lệ bằng nhau rồi cho vào nồi đất đun lên, cho vào một ít vôi bột bịt miệng lại nấu thêm vài dạo, bắc xuống, xông 2 – 3 lần.

Chữa sưng phổi, đờm suyễn

Vỏ rễ dâu tằm (phần non dưới đất, bỏ lớp vỏ ngoài, lấy lớp vỏ trắng, tẩm mật sao qua), Mạch mao, Ngưu tất, mỗi vị 10g, Xuyên tâm liên 5g rồi mang sắc để uống.

Chữa ho, viêm họng

Vỏ trắng rễ dâu 10g, Bách bộ 10g, Mạch môn 10g, vỏ Quýt 5g, Xạ can 5g, Cam thảo dây 5g điều chế thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngâm 4 – 5 lần, mỗi lần 1 phiến. 

Chữa ho ra máu

Vỏ rễ dâu 12g, Thiên môn 12g, Cúc hoa 12g, Cỏ nhọ nồi 12g, Mạch môn 12g, quả Dành dành 12g, Sinh địa 12g, Trắc bách diệp 12g, tất cả bỏ vào nồi đất và sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ho gà

Vỏ rễ dâu 12g, Bách bộ 10g, Mạch môn 12g, Rau sam 10g, Húng chanh 10g tất cả bỏ vào nồi đất và sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục 15 – 30 ngày, cũng có thể chế thành siro cho dễ uống.

Chữa đau dây thần kinh tọa

Cành dâu 12g, Thiên niên kiện 12g, Thổ phục linh 12g, Ngưu tất 12g, Sinh địa 12g, Đỗ đen sao 10g, Cà gai leo 10g, Lá lốt 10g, tất cả bỏ vào nồi đất và sắc uống ngày 1 thang, uống thời gian dài.

Phòng sốt xuất huyết

dâu tằm, lá Khế, Sắn dây, Mã đề, Sinh địa, lá Tre, mỗi loại 12g,  tất cả bỏ vào nồi đất và sắc uống ngày 1 thang, nên uống hàng ngày trong thời gian có dịch cúm để phòng ngừa và chữa trị. 

Thuốc bổ huyết, dùng khi sốt xuất huyết

Quả dâu chín, Củ mài, Đỗ đen sao, Ý dĩ, Sinh địa, Bố chính sâm, mỗi thứ 12g,  tất cả bỏ vào nồi đất và sắc uống ngày 1 thang, nên uống trong thời gian đang mắc bệnh. 

Công dụng và liều dùng dâu tằm phù hợp
Công dụng và liều dùng dâu tằm phù hợp

Ứng dụng của cây dâu tằm như thế nào? 

Y học cổ truyền cho rằng cây dâu mang đến vô vàn những công dụng nổi bật cho con người. Cụ thể là bồi bổ can thận, điều trị đau nhức xương khớp, đồng thời điều trị mất ngủ… Ngày nay các nghiên cứu chuyên sâu cho thất các kinh nghiệm dân gian truyền thụ lại là vô cùng chính xác. Cây dâu tằm có nhiều công dụng, trong đó mỗi vị thuốc chứa từng bộ phận của cây lại mang đến lợi ích riêng, cụ thể như sau: 

  • Lá dâu (Tang diệp): Điều trị cảm mạo, sốt, giúp sáng mắt, tiêu đờm, điều trị cao huyết áp.
  • Quả dâu (Tang thầm): Giúp bổ thận, sáng mắt, điều trị mất ngủ, tăng cường tiêu hóa và tóc bạc sớm.
  • Vỏ (thân rễ) cây dâu (Tang bạch): Giúp lợi tiểu, ho có đờm, điều trị phù thũng. 
  • Tang ký sinh: Giúp bổ gan thận, thoát vị đĩa đệm, điều trị đau nhức xương khớp. 
  • Tổ bọ ngựa trên cây dâu (Tang tiêu phiêu): Điều trị di tinh, tiểu tiện nhiều lần do thận yếu, liệt dương, bạch đới.
Ứng dụng của cây dâu tằm rất rộng rãi
Ứng dụng của cây dâu tằm rất rộng rãi

Kết luận

Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu được cộng dụng cũng như cách dùng dâu tằm như thế nào. Đây là một giống cây vô cùng đặc biệt khi tất cả các bộ phận đều có ích cho cơ thể con người. Hoàn toàn phù hợp để bạn trồng trong vườn của nhà mình. 

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất