Ngày nay, y học phát triển nên con người dễ dàng bổ sung một dưỡng chất nào đó khi thấy dấu hiệu thiếu hụt. Viên kẽm vô cùng cần thiết cho mọi người, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc bổ sung một vi chất vào cơ thể cần tìm hiểu kỹ chứ không phải uống lung tung. Thấu hiểu được nhiều thắc mắc, bài viết sẽ sơ lược một vài thông tin để ai cũng nắm được tầm quan trọng.
Kẽm là gì?
Kẽm là nguyên tố giúp duy trì chức năng hoạt động của cơ thể như vết thương mau lành, tăng cường hệ thống miễn dịch, tuyến giáp hoạt động và điều tiết các giác quan (khứu giác, thị giác). Trong số các khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người, kẽm không thể thiếu.
Ngoài ra, trẻ còn trong bụng mẹ cũng nhờ có kẽm mới phát triển hoàn thiện thành một thai nhi đủ hình dáng. Bởi vậy, bà bầu khi thăm khám thai đều được các bác sĩ sản chỉ định bổ sung viên kẽm. Suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, viên chứa kẽm sẽ sử dụng hàng ngày theo đúng chỉ định. Nhờ vậy, thai kỳ của mẹ sẽ ổn định và bé khỏe mạnh khi ra đời.
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại viên kẽm, mỗi người cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng loại phù hợp cho mình. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã cho ra đời nhiều sản phẩm viên chứa kẽm chứa lượng kẽm lớn. Bạn cần lưu ý bổ sung nhanh nếu muốn có hệ thống miễn dịch sung mãn.
Ngoài các vai trò quan trọng của kẽm được kể trên bài, kẽm còn có chức năng điều hòa các hormone insulin. Hiện nay, thị trường có nhiều sản phẩm viên kẽm lượng kẽm khác nhau cần tham vấn ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng. Bạn nên lưu ý điều này.
Uống viên kẽm đúng cách như thế nào?
Bổ sung viên kẽm cho người lớn đơn giản chỉ cần uống 1 viên mỗi thành sau khi ăn. Bạn đang mang thai hay trong quá trình cho con bú thì cần hỏi trước ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng. Sau khi tháo bao bì sử dụng, bạn nên để sản phẩm nơi khô ráo tránh bị ẩm thấp.
Hầu hết các sản phẩm viên kẽm trên thị trường đều không sử dụng hương liệu hay chất tạo độ ngọt, không tinh bột, không đường, không chất đậu nành, không gluten,… Nói chung, bạn có thể an tâm sử dụng cho bản thân và chọn loại thích hợp cho người thân.
Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt kẽm cần bổ sung viên kẽm
Cơ thể con người hoạt động tốt nhờ có đủ dưỡng chất cần thiết. Khi thiếu hụt kẽm cũng như vi chất khác sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Nhận thấy vai trò quan trọng của kẽm thì nhất định bổ sung viên Zn. Dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi thiếu hụt kẽm là bệnh chàm, da quanh miệng bị nứt. Trẻ nhỏ thì da tay và vùng mông bị tróc da.
Những triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị thiếu kẽm
- Móng tay mỏng dễ gãy;
- Tóc rụng nhiều;
- Vết trầy da nhỏ cũng dễ bị nhiễm trùng;
- Tinh thần không minh mẫn thường cáu gắt;
- Ăn uống không ngon miệng dẫn đến sụt cân;
- Sinh lý giảm sút hay bị rối loạn cương dương;
- Giảm thị lực rõ rệt.
Tinh thần khi mệt mỏi, mọi chức năng bị giảm sút tức yếu sẽ ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của mỗi người. Bởi vậy, vai trò của viên kẽm cực kỳ quan trọng khi nhận thấy mình đang thiếu vi chất này. Đừng để sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng nhé !
Đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cần bổ sung viên kẽm nhanh
- Người nghiện rượu bia;
- Phụ nữ mang thai và cho con bú;
- Bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm;
- Trẻ suy dinh dưỡng;
- Người ăn chay trường;
- Bệnh Crohn hay bệnh về đường tiêu hoá.
Nếu bạn là một trong những đối tượng được nêu trên thì chắc chắn sẽ có dấu hiệu thiếu kẽm. Nếu bệnh nhân có liệu trình điều trị, bác sĩ chắc chắn sẽ kê toa bổ sung viên kẽm phù hợp cho đối tượng.
Nên uống viên kẽm khi nào?
Bạn là người bị thiếu hụt kẽm và đang bổ sung viên kẽm cho cơ thể. Thời điểm uống thích hợp trong ngày để cơ thể dung nạp vi chất tốt nhất cũng cần tìm hiểu kỹ. Đối tượng uống dù lớn hay nhỏ cũng cần phải lưu ý. Kẽm không uống khi bụng đang đói cồn cào.
Việc uống sai cách chỉ khiến cho hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng và rối loạn gây nôn mửa. Tốt nhất, viên kẽm nên uống trước khi ăn trưa 1h hay sau khi ăn sáng hay trưa hay tối 2h. Người bị đau dạ dày có thể dùng kẽm bổ sung trực tiếp trong bữa ăn của mình.
Lưu ý khác để uống viên kẽm đúng cách
Một số người đặc biệt không được sử dụng viên kẽm lung tung hay bất kỳ sản phẩm thuốc nào. Đối tượng đó chính là phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, người bị suy thận, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi,… Muốn bổ sung kẽm, bạn nên thăm khám và hỏi ý bác sĩ.
Một hộp viên kẽm thường được bảo quản trong hộp nên khi mở ra dùng phải bảo quản đúng cách. Nơi để thuốc phải cao, tránh ẩm thấp và xa tầm tay trẻ nhỏ. Thuốc bị ẩm ướt, vỡ ra dễ bị vi khuẩn tác động làm biến chất không còn cung cấp vi chất kẽm như mong đợi.
Sản phẩm bổ sung kẽm thông thường chỉ là thực phẩm chức năng không thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn đừng lầm tưởng rồi cho rằng thuốc mình mua không có tác dụng càng làm cho bệnh thêm nặng.
Vai trò quan trọng cần phải bổ sung viên kẽm cho cơ thể
Như đã đề cập sơ qua, viên kẽm rất cần thiết để hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường. Vậy vai trò quan trọng của kẽm với con người chúng ta bao gồm:
- Khoáng chất vi lượng chiếm tỉ lệ nhiều thứ 2 trong cơ thể sau các tế bào;
- Hơn 300 enzyme có nhiệm vụ trao đổi chất, vận hành thần kinh, tiêu hoá đều cần có kẽm mới hoạt động được;
- Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của cơ thể tốt hay không cũng nhờ có kẽm;
- Tổng hợp protein, DNA giúp làn da luôn căng tràn sức sống khoẻ đẹp;
- Tế bào phân chia và tăng trưởng cũng nhờ vào kẽm;
- Các giác quan như khứu giác và vị giác rất cần có sắt mới vận hành tốt.
Như vậy cũng thấy được việc bổ sung viên chứa kẽm cực kỳ cần để cơ thể không bị gián đoạn. Hoạt động diễn ra bình thường và con người sống vui khỏe mỗi ngày.
Bổ sung viên kẽm bằng cách nào?
Những mối nguy xảy đến cho cơ thể người thiếu hụt kẽm đã được nêu trên bài. Viên kẽm vô cùng quan trọng để cơ thể không lâm vào tình trạng thiếu hụt vi chất quan trọng này nghiêm trọng. Người xưa thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất đúng.
Cơ thể sẽ mắc phải một số chứng bệnh không đáng có khi thiếu hụt kẽm. Đặc biệt, khả năng sinh lý của phái mạnh bị ảnh hưởng dẫn đến hạnh phúc gia đình dễ có chuyện không hay. Theo như khảo sát, xác suất hiếm muộn cũng xảy ra với đàn ông bị thiếu hụt kẽm.
Ngoài viên kẽm, bạn cũng có thể bổ sung vi chất này bằng cách ăn uống đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm. Một số thực phẩm giàu kẽm được gợi ý sau đây:
- Giá đỗ;
- Nếu bạn là người ăn chay đừng nên ăn thuần rau mà hãy bổ sung thêm đậu hủ, đậu;
- Thịt cá là nguồn lương thực dồi dào kẽm.
Bên cạnh đó, bạn cũng hạn chế việc uống cafe hay bia rượu vì các loại thức uống gây nghiện. Lượng Nicotin trong thuốc lá hay thức uống có ga đều làm lượng kẽm bài tiết nhanh khi tiểu. Khi nấu nướng thức ăn, phụ nữ cũng đừng nên nấu nhừ mà chỉ nấu vừa chín tới. Lượng kẽm trong thực phẩm sẽ giảm đi 1/2 nếu nấu quá kỹ.
Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc kẽm
Như đã thông tin, sản phẩm viên kẽm có nhiều loại và hàm lượng khác nhau trên thị trường. Ngoài ra, việc dung nạp cũng phải chọn thời điểm thích hợp chứ không được uống lung tung. Ngoài ra, bạn cũng không được sử dụng quá liều được chỉ định.
Một số triệu chứng cho thấy bạn đã bị ngộ độc kẽm:
- Ăn uống cảm giác không ngon miệng và như bị đầy hơi, nôn ói ra hết;
- Không dung nạp được thực phẩm mà còn bị tiêu chảy;
- Cơ bụng bị chuột rút dẫn đến đau đớn tột độ;
- Suy giảm hệ miễn dịch;
- HDL cholesterol bị suy giảm.
Khi thấy mình bị các dấu hiệu ngộ độc viên kẽm trên, bạn không có chuyên môn nên chắc chắn không xử lý được cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Nguy cơ ngộ độc nặng càng kéo dài càng rất nguy hiểm. Mỗi người chúng ta không được lơ là ảnh hưởng bản thân.
Nhiều người cứ nghĩ mình bị thiếu kẽm rồi ra nhà thuốc mua lung tung một sản phẩm bổ sung kẽm nào đó. Điều này thường gặp nhất với người Việt, bệnh mà không đi thăm khám mà mua tự mua kẽm.
Liều lượng viên kẽm được khuyến nghị sử dụng
Mọi người không phân biệt tuổi tác hay giới tính đều có nguy cơ bị thiếu hụt kẽm. Bởi vậy, tùy theo người bệnh mà lượng viên kẽm dung nạp trong cơ thể cũng khác nhau. Cụ thể về lượng sử dụng:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Uống 2mg/ngày;
- Trẻ trên 7 tháng tuổi và trẻ từ 1 – 3 tuổi: Uống 3mg/ngày;
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Uống 4mg/ngày;
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Uống 6mg/ngày;
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Uống 13mg/ngày với nam và 7mg/ngày với nữ;
- Phụ nữ: Uống 8mg/ngày;
- Đàn ông: Uống 14mg/ngày;
- Phụ nữ đang mang thai: Uống 10 – 11mg/ngày;
- Phụ nữ đang cho con bú: Uống 11 – 12mg/ngày.
Như vậy cũng nhận thấy mỗi đối tượng đều được khuyến cáo sử dụng viên kẽm phù hợp. Không tìm hiểu kỹ, việc dung nạp kẽm lung tung chỉ khiến cho tình trạng ngộ độc dễ xảy ra. Ai mong muốn điều này xảy ra và còn mất thời gian đến cơ sở y tế hồi phục.
Kết luận
Bài viết cung cấp khá đầy đủ các thông tin để mọi đối tượng có thể bổ sung viên kẽm cho mình hay người thân. Nếu nằm trong đối tượng cần chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng, bạn nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ vì không muốn dung nạp không đúng gây nhiều nguy cơ. Đặc biệt là trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai, cho con bú. Những ảnh hưởng còn gián tiếp gây nên nhiều biến chứng khôn lường.