Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Việc bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách sẽ giúp bé phát triển toàn diện về các khía cạnh thể chất như cân nặng, vóc dáng và khung xương. Ngoài ra, cho trẻ uống kẽm vào thời gian hợp lý cũng giúp tránh được các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
1. Mối liên hệ giữa kẽm và sự phát triển của trẻ nhỏ
Kẽm là một loại khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển cơ thể trẻ nhỏ. Kẽm có mặt ở nhiều loại thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc một số sản phẩm bổ sung. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy kẽm trong một số loại thuốc không kê đơn được sử dụng để chữa bệnh tiêu chảy hoặc cảm lạnh.
Kẽm có liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể trẻ. Nó được xem là chất xúc tác khoảng 100 enzyme và giữ nhiều chức năng trọng yếu khác đối với hệ thống miễn dịch, tổng hợp ADN, tổng hợp protein, làm lành vết thương và quá trình phân chia tế bào.
Bên cạnh đó, việc bổ sung viên kẽm đúng cách cho trẻ cũng hỗ trợ hiệu quả sự tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh của thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mỗi người nên chú trọng bổ sung đầy đủ kẽm hàng ngày để có thể duy trì trạng thái ổn định nhất cho cơ thể.
Vậy bạn nên cho trẻ uống kẽm khi nào, sáng hay tối? Và nên bổ sung cho trẻ bao nhiêu kẽm là đủ?
2. Nhu cầu bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ
Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn rằng nên bổ sung kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ và an toàn? Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nhu cầu bổ sung kẽm hàng ngày cho cơ thể trẻ sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của các bé:
- Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: Cần nhận được 3 mg / ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần nhận được 3 mg / ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Cần nhận được 5 mg / ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Cần nhận được 8 mg / ngày
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Cần nhận được 11kg / ngày đối với nam giới và 8mg / ngày đối với nữ giới.
3. Bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào trong ngày?
Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào là hợp lý, hoặc nên cho trẻ uống kẽm sáng hay tối là những câu hỏi thường gặp của các bậc cha mẹ.
Bạn không nên cho trẻ uống kẽm khi còn đói bụng, vì có thể gây rối loạn tiêu hoá. Chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm cho trẻ là một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Tốt nhất, các thực phẩm cung cấp kẽm cho trẻ nên được uống vào buổi sáng. Đối với trẻ bị đau dạ dày nên uống kẽm trong lúc ăn để tránh kích thích cơn đau.
Cho trẻ uống kẽm khi nào? Kẽm cũng không nên sử dụng chung cùng với các khoáng chất khác như canxi, sắt và magie. Nếu bạn cho trẻ uống chúng trong cùng một ngày, hãy để mỗi đợt uống cho từng loại khoáng chất cách xa nhau ít nhất 2 giờ. Magie và canxi nên được sử dụng vào buổi tối trong lúc ăn và trước khi đi ngủ. Đối với việc bổ sung sắt cho trẻ, bạn nên cho bé uống lúc đói bụng và cách xa thời gian dùng các loại vitamin khác.
4. Các nguồn bổ sung kẽm dồi dào cho cơ thể trẻ
Nếu như những thông tin ở trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về việc nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày, thì sau đây sẽ là một số lưu ý khác về cách bổ sung loại khoáng chất vi lượng quan trọng này cho cơ thể trẻ.
Một số nguồn bổ sung kẽm dồi dào cho trẻ có thể bao gồm:
- Thực phẩm hàng ngày: Kẽm có mặt ở nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhất là hàu. Ngoài ra, trong thịt gia cầm và thịt đỏ cũng chứa một lượng lớn chất kẽm. Bạn cũng có thể lựa chọn một số nguồn thực phẩm giàu kẽm khác cho trẻ như ngũ cốc nguyên hạt, cua, tôm, các sản phẩm từ sữa, đậu và các loại hạt.
- Thực phẩm bổ sung: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa các dạng muối kẽm, ví dụ như kẽm sulfate, kẽm gluconate và kẽm acetat rất tốt cho sự phát triển của cơ thể trẻ.
- Các nguồn cung cấp khác: Kẽm cũng được tìm thấy trong các sản phẩm vi lượng đồng căn hoặc một số chế phẩm thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ lạm dụng các sản phẩm này lâu dài,vì có thể gây mất khứu giác. Tốt nhất, nên tham khảo các nguồn cung cấp kẽm khác an toàn hơn cho bé nhằm tránh gây ngộ độc khi được sử dụng trong một thời gian dài.
5. Nên làm gì khi trót bỏ lỡ liều bổ sung kẽm cho bé?
Bên cạnh việc cân nhắc cho trẻ uống kẽm sáng hay tối hoặc cho trẻ uống kẽm khi nào, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý đến một số trường hợp trót bỏ lỡ liều bổ sung kẽm cho bé. Đối với tình huống này, bạn cần làm gì để không làm ảnh hưởng đến liệu trình uống kẽm của trẻ?
Nếu trẻ đã bị bỏ lỡ một liều bổ sung kẽm, bạn nên cho bé uống chúng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm sử dụng liều kẽm tiếp theo, cha mẹ nên bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng sản phẩm bổ sung như thường lệ, tránh tăng gấp đôi liều lượng dẫn đến tình trạng quá liều.
Trong trường hợp trẻ bị bỏ lỡ liều bổ sung kẽm trong một hoặc nhiều ngày, bạn cũng không nên quá lo lắng vì phải mất một thời gian đủ lâu cơ thể trẻ mới bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị bạn bổ sung kẽm cho trẻ khi nào và với liều lượng bao nhiêu, bạn nên cố gắng cho trẻ uống đúng theo chỉ dẫn vào mỗi ngày.
6. Một số điều cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ
Khi kẽm kết hợp với một số loại thực phẩm khác, nó có thể không được hấp thụ hiệu quả vào cơ thể và gây ra những phản ứng phụ tác động tiêu cực đến sức khoẻ tổng thể của trẻ. Dù bạn cho trẻ uống kẽm sáng hay tối, bạn cũng nên tránh cho bé tiêu thụ các loại thức ăn sau trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm, bao gồm:
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
- Cám
- Bánh mì
- Ngũ cốc nguyên cám
- Thực phẩm chứa nhiều phốt pho, ví dụ như thịt gia cầm hoặc sữa
Ngoài ra, tránh cho bé bổ sung kẽm, sắt, đồng và phốt pho cùng một thời điểm. Tốt nhất, bạn nên để các liều cách nhau khoảng 2 giờ trước khi cho bé uống để có thể cung cấp đầy đủ nhất các lợi ích sức khỏe mà những khoáng chất này mang lại.
7. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bổ sung kẽm cho trẻ
Việc cân nhắc cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày là một điều vô cùng quan trọng, vì có thể hạn chế được một số tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào, trong đó bao gồm cả chất bổ sung kẽm, có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho trẻ. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây ra các tình trạng y tế cần được chăm sóc khẩn cấp.
Bạn nên cho trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:
- Tác dụng phụ hiếm gặp như ớn lạnh, sốt, ợ nóng, lở loét miệng / cổ họng, buồn nôn, khó tiêu, đau họng, cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.
- Các triệu chứng của quá liều kẽm như chóng mặt, tức ngực, nôn mửa, ngất xỉu, khó thở, vàng da hoặc vàng mắt.
Cùng với Kẽm, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu khác như crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.